Chùa Lý Triều Quốc Sư - Biểu tượng tâm linh tại Hà Nội

25/12/2024

Đền thờ

Lý Quốc Sư: Địa điểm thú vị với lịch sử và kiến trúc cổ kính. Ghé thăm đền mang đến trải nghiệm tâm linh và khám phá văn hóa thuần Việt.

Main gate of Lý Quốc Sư Temple, Hanoi, showcasing ancient architecture.
Chùa Lý Triều Quốc Sư xưa gọi là đền, nằm tại vùng đất thôn Chân Cầm, Tự Tháp của tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, thuộc kinh thành Thăng Long. Chùa có tên là “Lý Triều Quốc Sư tự”. Ngôi chùa hiện ở số nhà 50, phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Khởi nguyên đền Lý Quốc Sư

Đền Lý Quốc Sư, còn được biết đến với tên đền Tiên Thị, được xây dựng từ thời Lý để thờ quốc sư Minh Không. Ngài họ Nguyễn, huý Chí Thành, sinh ngày 14 tháng 8 năm Bính Ngọ, niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất triều Lý Thánh Tông (1066), tại làng Điềm Xá, phủ Trường Yên (nay thuộc thôn Quốc Thanh, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Khi 11 tuổi (1077), ngài từ biệt song thân, dốc lòng xuất gia tu Phật, cầu đạo với Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Được thầy khen ngợi là tài giỏi, thông minh, và ấn chứng sau sẽ trở thành bậc “Pháp khí” trong Thiền môn, ngài được ban pháp danh Minh Không, đời thứ 13 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau thời gian dài học đạo và chứng ngộ chân không Bát Nhã, ngài về trụ trì chùa Giao Thuỷ (Nam Định).

Quốc sư Minh Không và sứ mệnh chữa bệnh

Minh Không không chỉ là bậc đại sư thông tuệ Phật pháp, được giới tăng ni ngưỡng vọng, mà danh tiếng của ngài còn vang xa và được quốc vương kính trọng. Tháng 5 năm 1131, đích thân vua Lý Thần Tông sai dựng nhà cho ngài, nhấn mạnh tầm quan trọng của Minh Không. Ngôi nhà này là nơi Quốc sư thường nghỉ lại trong những lần về kinh chữa bệnh cho vua, quan và bách tính, và chính là vị trí của đền Tiên Thị sau này.

Tục truyền khi còn đang học đạo, Thiền sư Đạo Hạnh đã trao thuốc và dặn Minh Không rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì phải đến chữa ngay. Điều này đã ứng nghiệm khi vua Lý Thần Tông bị bệnh nặng tháng 3 năm 1136, và chữa khỏi bệnh cho vua, nhờ đó Minh Không được phong làm Quốc sư và tha thuế dịch cho vài trăm hộ.

Sự viên tịch và tưởng nhớ công ơn

Ngày 1/8 niên hiệu Đại Định thứ 2 - Tân Dậu (1141), sau khi phó chúc môn đồ, Quốc sư Minh Không an nhiên ngồi hoá tại chùa Giao Thuỷ, thọ 76 tuổi. Để ghi nhớ công ơn của ngài, vua Lý Anh Tông và nhân dân đã lập đền thờ ngài tại đền Tiên Thị. Không chỉ trong cuộc sống mà cả sau khi đã thác hoá, ngài vẫn luôn luôn hộ quốc cứu dân. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Quốc sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cử”. Trải qua gần 9 thế kỷ, nhân dân vẫn hương khói phụng thờ, cầu đảo linh ứng.

Sự thay đổi và bảo tồn qua thời gian

Năm 1930, Hoà thượng Thích Thanh Định tự Quang Huy đến trụ trì đã tôn trí thêm tượng Phật, Bồ tát và đổi đền thành chùa Lý Triều Quốc Sư. Cùng với những biến động của lịch sử, thời gian trôi qua làm cho ngôi đền không còn giữ được dáng vẻ của buổi khởi nguyên. Ngôi đền đã trải qua hai lần sửa lớn: mùa xuân năm Giáp Dần (1674) thời Hậu Lê và năm 1855.

Các di vật tiêu biểu từ lần sửa đầu còn để lại là hệ thống tượng dung được tạc bằng đá rất đẹp gồm tượng phụ mẫu Quốc sư Minh Không, tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Giác Hải. Đây là những tác phẩm tiêu biểu cho loại tượng này trong kho tàng nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Một di vật khác là cột trụ đá trước sân, trên đỉnh nóc an trí tượng Quan Thế Âm Bồ tát cùng Thiện Tài, Long Nữ.

Thời gian gần đây, khi đào đến độ sâu 1 mét ở chân móng toà Chính điện, đã phát hiện được nhiều viên gạch vô lớn, màu đen giống với loại gạch vồ thời Lê ở các di tích có niên đại thế kỷ XVII. Lần trùng tu lớn thứ hai vào năm 1855 đã xoay lại hướng đông như cũ và mở rộng quy mô kiến trúc với 3 gian Tiền tế, 5 gian Hậu cung, 2 dãy dải vũ mỗi dãy 3 gian, xây thêm Tam quan phía trước và sơn thếp lại tượng thờ trong đền, tạc lại tượng Quốc sư Nguyễn Minh Không.

Công cuộc trùng tu và phát triển hiện đại

Từ năm 1992, chùa đã nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền Trung ương và địa phương, cùng với sự đóng góp của các phật tử và nhân dân, để dần sửa chữa các hạng mục như nhà Tàng kinh, điện Mẫu, Tổ đường. Ngày 5/6/2000 đã khởi công trùng tu Đại hùng bảo điện. Lần tu sửa này, giữ nguyên các đặc điểm kiến trúc, trang trí kiến trúc vốn có của chùa. Đặc biệt, phần trang trí trên kiến trúc được chú ý, vẫn là các đề tài tứ linh, tứ quý nhưng đều được chạm khắc rất tỉ mỉ, công phu bởi những người thợ giỏi trong làng nổi tiếng vùng Nam Định.\

Ngày 13/11/2000 (tức 18/10 năm Canh Thìn) đã chính thức làm lễ cắt băng khánh thành Đại hùng bảo điện chùa Lý Triều Quốc Sư. Đây là một trong những công trình được gắn biển “Công trình chào mừng Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội”. Chùa Lý Triều Quốc Sư đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1995.


iGuide khách du lịch
Chia sẻ trang này
Bạn có thể cũng thích

Những cụm từ tiếng Việt cần thiết cho khách du lịch: Hướng dẫn giao tiếp ở Việt Nam

Bởi Admin

04/10/2024

Bắt đầu cuộc phiêu lưu ở Việt Nam của bạn một cách tự tin bằng cách nắm vững các cụm từ chính sẽ nâng cao trải nghiệm du lịch của bạn. Mặc dù không yêu cầu phải lưu loát, nhưng việc biết các cách diễn đạt cần thiết có thể cải thiện sự an toàn và tương tác của bạn với người dân địa phương, tạo ra mối liên hệ sâu sắc hơn với nền văn hóa phong phú của Việt Nam. Từ lời chào cơ bản đến chỉ đường, những cụm từ này sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả và thể hiện sự tôn trọng đối với phong tục địa phương. Hãy tận dụng cơ hội để làm phong phú thêm chuyến đi của bạn bằng cách tham gia vào ngôn ngữ và truyền thống sôi động của Việt Nam.

Đọc thêm

Mẹo an toàn thực phẩm và nước uống thiết yếu cho du khách ở Việt Nam

Bởi Duc Anh

04/10/2024

Hành trình ẩm thực

Khám phá những mẹo quan trọng về an toàn thực phẩm và nước để nâng cao trải nghiệm du lịch của bạn tại Việt Nam. Tìm hiểu cách chọn lựa các lựa chọn ăn uống an toàn, xử lý sản phẩm tươi sống và điều hướng an toàn nước để có một chuyến đi không phải lo lắng.

Đọc thêm

Các cách ngăn ngừa ve rận

Bởi Duc Anh

04/10/2024

Tìm hiểu các phương pháp hiệu quả để giảm thiểu tiếp xúc với ve và bảo vệ chống lại các bệnh do ve truyền. Khám phá cách ngăn ngừa ve cắn trước và sau các hoạt động ngoài trời và triển khai các kỹ thuật cảnh quan để tạo ra môi trường an toàn cho ve xung quanh nhà bạn. Hãy luôn cập nhật thông tin và an toàn trong những tháng cao điểm hoạt động của ve.

Đọc thêm

Hướng dẫn toàn diện về phòng ngừa vết cắn của ve và bệnh Lyme

Bởi Admin

04/10/2024

Khám phá các cách thức hiệu quả để ngăn ngừa vết cắn của ve và bệnh Lyme với hướng dẫn toàn diện của chúng tôi. Tìm hiểu về các hành vi bảo vệ cá nhân, tầm quan trọng của việc kiểm tra ve thường xuyên và cách sử dụng thuốc xua đuổi ve hiệu quả. Khám phá những hiểu biết sâu sắc về hành vi của ve, các biện pháp tốt nhất để loại bỏ ve và các lựa chọn thuốc xua đuổi an toàn để bảo vệ tối đa trong các hoạt động ngoài trời

Đọc thêm